1.
Luật xây dựng năm 2014 - các quy định liên quan đến đất tôn giáo.
Ngày 18 tháng 6 năm 2014,
tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII đã thông qua Luật xây dựng, gồm 10 chương, 168 điều. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2015.
Ngoài những quy định chung về
đối tượng, phạm vi điền chỉnh; quy định về quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng, giấy phép xây dựng,
xây dựng công trình, chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng, điều kiện
năng lực hoạt động xây dựng, trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của
các cơ quan nhà nước; Luật xây dựng năm 2014 có
những
nội dung quy
định vấn đề về liên quan đến xây dựng công trình tôn giáo cụ thể như sau:
- Về
chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng: Khoản
1 Điều 10 quy định, "Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước
ngoài được khuyến khích và tạo điều kiện ... bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo...".
- Về
yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng: Điểm
d Khoản 1 Điều 14 quy định, "Bảo vệ môi trường.... bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn
giáo...".
- Về
lập dự án đầu tư xây dựng: Điểm a Khoản 3 Điều 52 quy định, đối
với dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo chỉ lập Báo
cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng, không lập Báo các nghiên cứu khả khi đầu tư
xây dựng.
- Về
nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng: Điều 55 quy
định, 1) Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng;
2) Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng gồm thiết minh về
sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất,
quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng,
giải pháp giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực
hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
- Về
hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng đối với công trình tôn giáo: Khoản
4 Điều 95 quy định, 1) đơn đề nghị cấp
giấy phép xây dựng; 2) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật về đất đai; 3) Bản sao quyết định phê duyệt dự
án, quyết định đầu tư; 4) bản vẽ thiết kế xây dựng; 5) Bản kê khai năng lực,
kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng,
kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế; 6) Văn bản
chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý
nhà nước về tôn giáo.
- Về
thẩm quyền cấp phép xây dựng: Khoản 2 Điều 103 quy định, UBND cấp
tỉnh cấp phép xây dựng công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo;
... UBND cấp tỉnh phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm
vi, chức năng quản lý của Sở.
2. Một số nội
dung quy định liên quan đến tôn giáo của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy
phép xây dựng
- Về điều
kiện chung để được cấp giấy phép xây dựng: Điều 5 quy định, 1) Phù hợp với quy hoạch xây
dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư. 2) Tùy thuộc vào quy mô, tính chất,
địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các
quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và
công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về
bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt
là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo
vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di
tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ,
độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. 3) Hồ sơ thiết kế xây dựng phải
được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết
kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Về điều kiện riêng để được cấp giấy
phép xây dựng: Điều
6 quy định,
1. Đối với công trình và
nhà ở riêng lẻ trong đô thị: a) Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt; b) Đối với công trình
xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có
quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành; c) Công
trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng
hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với công trình xây dựng
ngoài đô thị: a) Đối
với công trình xây dựng không theo tuyến: Phải phù hợp với vị trí và
tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp
thuận bằng văn bản; b) Đối
với công trình xây dựng theo tuyến: Phải phù hợp với vị trí và phương
án tuyến đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
3. Đối với công trình tôn giáo
phải có văn bản chấp thuận của Ban Tôn giáo cấp có thẩm quyền;
- Về điều kiện đối với trường hợp cấp giấy phép
xây dựng tạm: Điều 7 quy định,
1. Nằm trong khu vực đã có quy
hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã
nông thôn mới) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa có quyết
định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Phù hợp với mục đích sử dụng
đất, mục tiêu đầu tư;
3. Đảm bảo an toàn cho công
trình, công trình lân cận và các yêu cầu về: Môi trường, phòng cháy chữa cháy,
hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công
trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích
lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc
hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
4. Hồ sơ
thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy
định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định;
5. Phù hợp với quy mô công trình
và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
6. Chủ đầu tư phải có cam kết tự
phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây
dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh
sau khi quy hoạch được công bố. Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá
dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình;
- Về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: Điều 8
quy định,
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây
dựng;
2. Bản sao có chứng thực một
trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất
đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa,
cải tạo; giấy uỷ quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình uỷ quyền
thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có
thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường;
3. Hai bộ
bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã
được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng vị trí công
trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công
trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công
trình (giao thông, thoát nước);
b) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt
đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
c) Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt
móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
d) Bản vẽ hệ thống PCCC đã được
thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án
phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC;
đ) Đối với trường hợp sửa chữa,
cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục cần cải tạo, nếu có ảnh
hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá
chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia
cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện trạng
công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận;
4. Đối với trường hợp lắp đặt
thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu
của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công
trình;
5. Quyết định phê duyệt dự án kèm
theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản
về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
3. Nội dung quy định về xây dựng công trình tôn giáo trong Luật tín ngưỡng,
tôn giáo
- Điều
58 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định: Việc cải tạo, nâng cấp, xây mới công trình tín
ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây
dựng.
Việc cải tạo, nâng cấp, xây mới
công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy
định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng
trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn
hoá, cách mạng.
Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín
ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng
mới công trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp
luật về di sản văn hoá và pháp luật về xây dựng.
- Điều 59 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định: Việc di dời các công trình
tín ngưỡng, công trình tôn giáo vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển
kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng được thực hiện theo quy định
của pháp luật về đất đai và pháp luật về xây dựng.